Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
155719

Kế Hoạch xây dựng hương ước các thôn trên địa bàn xã Triệu Thành

Ngày 02/04/2024 00:00:00

Căn cứ Nghị định số 61/2023/NĐ-TTg ngày 16/8/2023, của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư. Thực hiện Kế hoạch số 7056/UBND-VHTT ngày 14 tháng 12 năm 2023của UBND huyện Triệu Sơn về việc Triển khai, thực hiện Nghị định 61/2023/NĐ-UBND về xây dựng hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Triệu Sơn Căn cứ tình hình thực tế tại các thôn trên địa bàn xã. Ủy ban nhân dân xã Triệu Thành xây dựng Kế hoạch triển khai việc xây dựng hương ước, qui ước thôn trên địa bàn xã cụ thể như sau:

 

KẾ HOẠCH

Triển khai xây dựng hương ước các thôn trên địa bàn

 xã Triệu Thành

Căn cứ Nghị định số 61/2023/NĐ-TTg ngày 16/8/2023, của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.

Thực hiện Kế hoạch số 7056/UBND-VHTT ngày 14 tháng 12 năm 2023của UBND huyện Triệu Sơn về việc Triển khai, thực hiện  Nghị định 61/2023/NĐ-UBND về xây dựng hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Triệu Sơn

Căn cứ tình hình thực tế tại các thôn trên địa bàn xã. Ủy ban nhân dân xã Triệu Thành xây dựng Kế hoạch triển khai việc xây dựng hương ước, qui ước thôn trên địa bàn xã cụ thể như sau:

I.  MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

-           Nhằm giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát huy tính dân chủ, vai trò tự quản, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đảm bảo hương ước của thôn phù hợp với quy định của Pháp luật hiện hành, sự phát triển của đời sống xã hội, yêu cầu quản lý của địa phương.

-           Nội dung Hương ước phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn của từng thôn. Bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu. Hương ước có tính khả thi, dễ thực hiện, tránh tình trạng rập khuôn các Hương ước mẫu, sao chép máy móc hương ước giữa các thôn.

-           Việc xây dựng Hương ước phải có tính thống nhất, đồng bộ về thể thức, bố cục, kỹ thuật trình bày, phù hợp với các quy định Pháp luật.

-           Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban MTTQVN, chính quyền, các cấp ủy Chi bộ thôn để thống nhất trong chỉ đạo xây dựng Hương ước, đảm bảo 100% các thôn trên địa bàn xã xây dựng được Hương ước.

II.   NỘI DUNG, HÌNH THỨC HƯƠNG ƯỚC

1.          Nội dung

Nội dung Hương ước phải thiết thực, ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp với tình hình kinh tế, văn hóa- xã hội, phong tục tập quán địa phương và đúng với định hướng nội dung Nghị định 61/2023/NĐ-CP

Tập hợp được nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân, chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

Giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp, thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn ở, đi lại; loại bỏ các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan trong cưới hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương; khuyến khích những lễ nghi lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống làm lãng phí, tốn kém; phát triển các hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh, xây dựng và phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao đời sống, khuyến học trong cộng đồng dân cư; vận động thực hiện các chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình, xây dựng các gia đình theo tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

Đề ra được các biện pháp nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, bảo vệ rừng, các nguồn nước, hồ đập, kè cống, di tích lịch sử; xây dựng và phát triển đường làng ngõ xóm, trồng cây xanh. Nội dung Hương ước phải gắn kết chặt chẽ với nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và chương trình xây dựng Nông thôn mới.

Đề ra các biện pháp cụ thể đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn góp phần phòng chống các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha, trộm cắp và các hành vi khác vi phạm pháp luật. Chấp hành nghiêm chỉnh về pháp luật tạm trú, tạm vắng; tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư. Đề ra các biện pháp cần thiết hỗ trợ cơ quan chức năng phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn, nâng cao hiệu quả “Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Đề ra các biện pháp tham gia bảo vệ môi trường, các biện pháp phòng chống các dịch bệnh sảy ra.

Đề ra các hình thức khen thưởng, các hình thức xử phạt phù hợp để đảm bảo việc thực hiện Hương ước.

Các quy định cụ thể của hương ước cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng. Các biện pháp thưởng, phạt có thể quy định ngay tại các điều, khoản cụ thể.

Nội dung của hương ước phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục của cộng đồng, không vi phạm quyền con người, quyền công dân và bình đẳng giới, không đặt ra các khoản phí, lệ phí, phạt tiền, phạt vật chất, nội dung của quy ước quy định một số lĩnh vực của đời sống xã hội pháp luật chưa quy định. Ngoài ra, việc xây dựng quy ước phải đảm bảo tính tự nguyện và thống nhất của cộng đồng dân cư.

2. Về thể thức và bố cục:

2.1.             Thể thức: Thống nhất tên gọi chung là Hương ước

2.2.             Bố cục: Gồm có: Lời nói đầu và 8 Chương

-                   Lời nói đầu: Nêu một số nội dung về vị trí địa lý, dân số, lịch sử, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp và tình hình thực tiễn của địa phương.

-                  Chương I: Quy định chung.

-                  Chương II: Phất triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng.

-                  Chương III:  Về nếp sống văn hóa.

-                  Chương IV: Việc cưới, việc tang và lễ hội

-                  Chương V:  Bảo vệ tổ quốc, gìn giữ an ninh trật tự

-                  Chương VI:  Bảo vệ công trình công cộng, vệ sinh, môi trường

        -        Chương VII: Về khen thưởng, xử lý vi phạm hương ước

-                  Chương VIII: Tổ chức thực hiện

III.              TRÌNH TỰ XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC.

1. Thủ tục soạn thảo, xây dựng Hương ước.

Hương ước xây dựng phải đảm bảo dân chủ, công khai, phù hợp với các quy định hiện hành, được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1. Thành lập Tổ soạn thảo Hương ước

1.        Trưởng thôn chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận tổ chức Hội nghị của thôn lấy ý kiến về chủ trương xây dựng hương ước và những nội dung cơ bản dự kiến quy định trong Hương ước.

2.     Trường hợp có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn tán thành chủ trương xây dựng hương ước, Trưởng thôn chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận lựa chọn, cử người tham gia Tổ soạn thảo hương ước.

3.     Tổ soạn thảo có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo hương ước. Thành viên Tổ soạn thảo hương ước phải là người có uy tín trong cộng đồng dân cư; có phẩm chất đạo đức tốt; có kinh nghiệm sống và có hiểu biết về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương; có đại diện phụ nữ tham gia.

Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo Hương ước

1.        Dự thảo hương ước trước khi đưa ra cộng đồng dân cư thôn bàn, biểu quyết thông qua phải được niêm yết công khai tại nhà văn hóa thôn.

2.        Trưởng thôn tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, cá nhân trong thôn về dự thảo hương ước bằng một trong các hình thức sau đây:

   - Sao gửi dự thảo quy ước đến từng hộ gia đình, cá nhân;

   - Mở hòm thư tiếp nhận ý kiến góp ý;

   - Lồng ghép, lấy ý kiến góp ý trong cuộc họp, hội nghị của thôn hoặc hình thức phù hợp khác.

Việc lựa chọn hình thức lấy ý kiến do Trưởng thôn quyết định phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

3.           Tổ soạn thảo Hương ước có trách nhiệm tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo hương ước trên cơ sở ý kiến của hộ gia đình, cá nhân, cơ quan,

Sau khi nhận được bản dự thảo Hương ước của các thôn, UBND xã và các tổ chức chính trị xã hội cấp xã tham gia ý kiến. Việc đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo hương ước, có thể tổ chức các hình thức phù hợp như tổ chức hội nghị, tham gia trực tiếp vào bản dự thảo.

Bước 3. Thảo luận và thông qua hương ước

1.       Việc bàn, biểu quyết thông qua hương ước của cộng đồng dân cư thôn, được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:

            Tổ chức họp toàn dân hoặc đại diện hộ gia đình;

            Phát phiếu lấy ý kiến tới toàn dân hoặc đại diện hộ gia đình.

2.       Hương ước được thông qua khi có trên 50% tổng số mọi người dân hoặc đại diện hộ gia đình trong thôn tán thành. Hội nghị quyết định hình thức biểu quyết thông qua bằng cách giơ tay biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu.

Bước 4. Sau khi Hương ước được thông qua ở thôn, UBND xã xem xét nội dung của Hương ước, đảm bảo phù hợp với pháp luật trước khi trình chủ tịch UBND phê duyệt.

Dự thảo Hương ước chính thức trình phê duyệt phải có chữ ký của Trưởng thôn, Trưởng ban công tác mặt trận, và đại diện 02 hộ dân của thôn đó, kèm theo biên bản thông qua tại hội nghị.

2.Thời gian thực hiện

- Từ ngày  10 /04/2024 đến ngày 20 /04/2024: Trên cơ sở bản dự thảo Hương ước UBND xã gửi về, các thôn thành lập tổ nghiên cứu và bổ sung các điều khoản vào bản dự thảo Hương ước, lấy ý kiến nhân dân, hoàn thiện các nội dung bổ sung (nếu có) vào bản dự thảo và gửi về UBND xã( qua đ/c Công chức Văn hóa – Xã hội).

Từ ngày 21 /04/2024 đến ngày 21 /05/2024: UBND xã họp soát xét lại nội dung Hương ước (đ/c Công chức Tư pháp – Hộ tịch tham mưu duyệt các nội dung hương ước) đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành. Ban văn hóa lập Tờ trình và kèm các hồ sơ liên quan trình Chủ tịch UBND xã xem xét, ra quyết định hương ước của từng thôn..

KINH PHÍ THỰC HIỆN

                    Kinh phí thực hiện xây dựng, thực hiện hương ước ở các thôn do các thôn tự đảm bảo được trích trong kinh phí hoạt động của khu dân cư.

IV.              TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.  Công chức Văn hóa – Xã hội.

Tham mưu kế hoạch triển khai xây dựng Hương ước ở các thôn, tham mưu nội dung họp mở rộng triển khai xây dựng Hương ước. Hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt Hương ước các thôn.

2. Công chức Tư pháp - Hộ tịch.

Phối hợp với Ban văn hóa tham mưu UBND xã xây dựng kế hoạch về triển khai việc xây dựng hương ước các thôn. Đồng thời có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch UBND xã xem xét nội dung bản dự thảo về lĩnh vực chuyên môn phụ trách, cụ thể: Công chức Tư pháp- hộ tịch tham mưu các nội dung hương ước đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành; Công chức VHXH tham mưu các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thông tin đảm bảo phù hợp với thuần phong mỹ tục và các quy tắc xây dựng nếp sống văn hóa trước khi trình Chủ tịch UBND phê duyệt.

3.     Các thôn

Triển khai kế hoạch xây dựng hương ước, xin ý kiến cấp ủy chi bộ và BCĐ để định hướng các nội dung chính trong bản hương ước. Triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định. Sau khi hương ước được phê duyệt Trưởng thôn có trách nhiệm niêm yết, tuyên truyền, phổ biến đến từng hộ gia đình, thành viên trong cộng đồng dân cư để tổ chức thực hiện hương ước. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, đốc thúc thực hiện hương ước, phát hiện, chấn chỉnh những biểu hiện sai trái, tiêu cực trong việc xây dựng và thực hiện hương ước trên địa bàn.

4.     Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể xã.

Tăng cường phối hợp với UBND xã nhằm kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các thôn thực hiện. Chỉ đạo Ban công tác Mặt trận các thôn phối hợp với Trưởng thôn và các tổ chức trong hệ thống chính trị thôn nêu cao tinh thần trách nhiệm,triển khai kế hoạch xây dựng hương ước theo quy định. Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào việc xây dựng và thực hiện hương ước ở địa phương.

Trên đây là Kế hoạch triển khai xây dựng hương ước các thôn trên địa bàn xã Trệu Thành. Đề nghị Uỷ ban MTTQvà các đoàn thể cấp xã phối hợp thực hiện, yêu cầu các đơn vị thôn, các bộ phận chuyên môn UBND xã nghiêm túc triển khai đảm bảo kế hoạch đề ra./.

Nơi nhận:

- Phòng VH - TT; Phòng TP(Để b/c)

- TT Đảng uỷ, HĐND xã; (Để b/c)

- UBMTTQ xã và các ban ngành đoàn thể liên quan;

-  10 thôn;

- L­ưu VP;

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

 

 

              

                    Lê Văn Hoàng    

 

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

              

                    Trần Thị Nhung    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kế Hoạch xây dựng hương ước các thôn trên địa bàn xã Triệu Thành

Đăng lúc: 02/04/2024 00:00:00 (GMT+7)

Căn cứ Nghị định số 61/2023/NĐ-TTg ngày 16/8/2023, của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư. Thực hiện Kế hoạch số 7056/UBND-VHTT ngày 14 tháng 12 năm 2023của UBND huyện Triệu Sơn về việc Triển khai, thực hiện Nghị định 61/2023/NĐ-UBND về xây dựng hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Triệu Sơn Căn cứ tình hình thực tế tại các thôn trên địa bàn xã. Ủy ban nhân dân xã Triệu Thành xây dựng Kế hoạch triển khai việc xây dựng hương ước, qui ước thôn trên địa bàn xã cụ thể như sau:

 

KẾ HOẠCH

Triển khai xây dựng hương ước các thôn trên địa bàn

 xã Triệu Thành

Căn cứ Nghị định số 61/2023/NĐ-TTg ngày 16/8/2023, của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.

Thực hiện Kế hoạch số 7056/UBND-VHTT ngày 14 tháng 12 năm 2023của UBND huyện Triệu Sơn về việc Triển khai, thực hiện  Nghị định 61/2023/NĐ-UBND về xây dựng hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Triệu Sơn

Căn cứ tình hình thực tế tại các thôn trên địa bàn xã. Ủy ban nhân dân xã Triệu Thành xây dựng Kế hoạch triển khai việc xây dựng hương ước, qui ước thôn trên địa bàn xã cụ thể như sau:

I.  MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

-           Nhằm giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát huy tính dân chủ, vai trò tự quản, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đảm bảo hương ước của thôn phù hợp với quy định của Pháp luật hiện hành, sự phát triển của đời sống xã hội, yêu cầu quản lý của địa phương.

-           Nội dung Hương ước phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn của từng thôn. Bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu. Hương ước có tính khả thi, dễ thực hiện, tránh tình trạng rập khuôn các Hương ước mẫu, sao chép máy móc hương ước giữa các thôn.

-           Việc xây dựng Hương ước phải có tính thống nhất, đồng bộ về thể thức, bố cục, kỹ thuật trình bày, phù hợp với các quy định Pháp luật.

-           Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban MTTQVN, chính quyền, các cấp ủy Chi bộ thôn để thống nhất trong chỉ đạo xây dựng Hương ước, đảm bảo 100% các thôn trên địa bàn xã xây dựng được Hương ước.

II.   NỘI DUNG, HÌNH THỨC HƯƠNG ƯỚC

1.          Nội dung

Nội dung Hương ước phải thiết thực, ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp với tình hình kinh tế, văn hóa- xã hội, phong tục tập quán địa phương và đúng với định hướng nội dung Nghị định 61/2023/NĐ-CP

Tập hợp được nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân, chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

Giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp, thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn ở, đi lại; loại bỏ các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan trong cưới hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương; khuyến khích những lễ nghi lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống làm lãng phí, tốn kém; phát triển các hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh, xây dựng và phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao đời sống, khuyến học trong cộng đồng dân cư; vận động thực hiện các chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình, xây dựng các gia đình theo tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

Đề ra được các biện pháp nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, bảo vệ rừng, các nguồn nước, hồ đập, kè cống, di tích lịch sử; xây dựng và phát triển đường làng ngõ xóm, trồng cây xanh. Nội dung Hương ước phải gắn kết chặt chẽ với nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và chương trình xây dựng Nông thôn mới.

Đề ra các biện pháp cụ thể đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn góp phần phòng chống các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha, trộm cắp và các hành vi khác vi phạm pháp luật. Chấp hành nghiêm chỉnh về pháp luật tạm trú, tạm vắng; tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư. Đề ra các biện pháp cần thiết hỗ trợ cơ quan chức năng phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn, nâng cao hiệu quả “Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Đề ra các biện pháp tham gia bảo vệ môi trường, các biện pháp phòng chống các dịch bệnh sảy ra.

Đề ra các hình thức khen thưởng, các hình thức xử phạt phù hợp để đảm bảo việc thực hiện Hương ước.

Các quy định cụ thể của hương ước cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng. Các biện pháp thưởng, phạt có thể quy định ngay tại các điều, khoản cụ thể.

Nội dung của hương ước phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục của cộng đồng, không vi phạm quyền con người, quyền công dân và bình đẳng giới, không đặt ra các khoản phí, lệ phí, phạt tiền, phạt vật chất, nội dung của quy ước quy định một số lĩnh vực của đời sống xã hội pháp luật chưa quy định. Ngoài ra, việc xây dựng quy ước phải đảm bảo tính tự nguyện và thống nhất của cộng đồng dân cư.

2. Về thể thức và bố cục:

2.1.             Thể thức: Thống nhất tên gọi chung là Hương ước

2.2.             Bố cục: Gồm có: Lời nói đầu và 8 Chương

-                   Lời nói đầu: Nêu một số nội dung về vị trí địa lý, dân số, lịch sử, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp và tình hình thực tiễn của địa phương.

-                  Chương I: Quy định chung.

-                  Chương II: Phất triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng.

-                  Chương III:  Về nếp sống văn hóa.

-                  Chương IV: Việc cưới, việc tang và lễ hội

-                  Chương V:  Bảo vệ tổ quốc, gìn giữ an ninh trật tự

-                  Chương VI:  Bảo vệ công trình công cộng, vệ sinh, môi trường

        -        Chương VII: Về khen thưởng, xử lý vi phạm hương ước

-                  Chương VIII: Tổ chức thực hiện

III.              TRÌNH TỰ XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC.

1. Thủ tục soạn thảo, xây dựng Hương ước.

Hương ước xây dựng phải đảm bảo dân chủ, công khai, phù hợp với các quy định hiện hành, được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1. Thành lập Tổ soạn thảo Hương ước

1.        Trưởng thôn chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận tổ chức Hội nghị của thôn lấy ý kiến về chủ trương xây dựng hương ước và những nội dung cơ bản dự kiến quy định trong Hương ước.

2.     Trường hợp có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn tán thành chủ trương xây dựng hương ước, Trưởng thôn chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận lựa chọn, cử người tham gia Tổ soạn thảo hương ước.

3.     Tổ soạn thảo có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo hương ước. Thành viên Tổ soạn thảo hương ước phải là người có uy tín trong cộng đồng dân cư; có phẩm chất đạo đức tốt; có kinh nghiệm sống và có hiểu biết về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương; có đại diện phụ nữ tham gia.

Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo Hương ước

1.        Dự thảo hương ước trước khi đưa ra cộng đồng dân cư thôn bàn, biểu quyết thông qua phải được niêm yết công khai tại nhà văn hóa thôn.

2.        Trưởng thôn tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, cá nhân trong thôn về dự thảo hương ước bằng một trong các hình thức sau đây:

   - Sao gửi dự thảo quy ước đến từng hộ gia đình, cá nhân;

   - Mở hòm thư tiếp nhận ý kiến góp ý;

   - Lồng ghép, lấy ý kiến góp ý trong cuộc họp, hội nghị của thôn hoặc hình thức phù hợp khác.

Việc lựa chọn hình thức lấy ý kiến do Trưởng thôn quyết định phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

3.           Tổ soạn thảo Hương ước có trách nhiệm tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo hương ước trên cơ sở ý kiến của hộ gia đình, cá nhân, cơ quan,

Sau khi nhận được bản dự thảo Hương ước của các thôn, UBND xã và các tổ chức chính trị xã hội cấp xã tham gia ý kiến. Việc đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo hương ước, có thể tổ chức các hình thức phù hợp như tổ chức hội nghị, tham gia trực tiếp vào bản dự thảo.

Bước 3. Thảo luận và thông qua hương ước

1.       Việc bàn, biểu quyết thông qua hương ước của cộng đồng dân cư thôn, được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:

            Tổ chức họp toàn dân hoặc đại diện hộ gia đình;

            Phát phiếu lấy ý kiến tới toàn dân hoặc đại diện hộ gia đình.

2.       Hương ước được thông qua khi có trên 50% tổng số mọi người dân hoặc đại diện hộ gia đình trong thôn tán thành. Hội nghị quyết định hình thức biểu quyết thông qua bằng cách giơ tay biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu.

Bước 4. Sau khi Hương ước được thông qua ở thôn, UBND xã xem xét nội dung của Hương ước, đảm bảo phù hợp với pháp luật trước khi trình chủ tịch UBND phê duyệt.

Dự thảo Hương ước chính thức trình phê duyệt phải có chữ ký của Trưởng thôn, Trưởng ban công tác mặt trận, và đại diện 02 hộ dân của thôn đó, kèm theo biên bản thông qua tại hội nghị.

2.Thời gian thực hiện

- Từ ngày  10 /04/2024 đến ngày 20 /04/2024: Trên cơ sở bản dự thảo Hương ước UBND xã gửi về, các thôn thành lập tổ nghiên cứu và bổ sung các điều khoản vào bản dự thảo Hương ước, lấy ý kiến nhân dân, hoàn thiện các nội dung bổ sung (nếu có) vào bản dự thảo và gửi về UBND xã( qua đ/c Công chức Văn hóa – Xã hội).

Từ ngày 21 /04/2024 đến ngày 21 /05/2024: UBND xã họp soát xét lại nội dung Hương ước (đ/c Công chức Tư pháp – Hộ tịch tham mưu duyệt các nội dung hương ước) đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành. Ban văn hóa lập Tờ trình và kèm các hồ sơ liên quan trình Chủ tịch UBND xã xem xét, ra quyết định hương ước của từng thôn..

KINH PHÍ THỰC HIỆN

                    Kinh phí thực hiện xây dựng, thực hiện hương ước ở các thôn do các thôn tự đảm bảo được trích trong kinh phí hoạt động của khu dân cư.

IV.              TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.  Công chức Văn hóa – Xã hội.

Tham mưu kế hoạch triển khai xây dựng Hương ước ở các thôn, tham mưu nội dung họp mở rộng triển khai xây dựng Hương ước. Hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt Hương ước các thôn.

2. Công chức Tư pháp - Hộ tịch.

Phối hợp với Ban văn hóa tham mưu UBND xã xây dựng kế hoạch về triển khai việc xây dựng hương ước các thôn. Đồng thời có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch UBND xã xem xét nội dung bản dự thảo về lĩnh vực chuyên môn phụ trách, cụ thể: Công chức Tư pháp- hộ tịch tham mưu các nội dung hương ước đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành; Công chức VHXH tham mưu các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thông tin đảm bảo phù hợp với thuần phong mỹ tục và các quy tắc xây dựng nếp sống văn hóa trước khi trình Chủ tịch UBND phê duyệt.

3.     Các thôn

Triển khai kế hoạch xây dựng hương ước, xin ý kiến cấp ủy chi bộ và BCĐ để định hướng các nội dung chính trong bản hương ước. Triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định. Sau khi hương ước được phê duyệt Trưởng thôn có trách nhiệm niêm yết, tuyên truyền, phổ biến đến từng hộ gia đình, thành viên trong cộng đồng dân cư để tổ chức thực hiện hương ước. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, đốc thúc thực hiện hương ước, phát hiện, chấn chỉnh những biểu hiện sai trái, tiêu cực trong việc xây dựng và thực hiện hương ước trên địa bàn.

4.     Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể xã.

Tăng cường phối hợp với UBND xã nhằm kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các thôn thực hiện. Chỉ đạo Ban công tác Mặt trận các thôn phối hợp với Trưởng thôn và các tổ chức trong hệ thống chính trị thôn nêu cao tinh thần trách nhiệm,triển khai kế hoạch xây dựng hương ước theo quy định. Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào việc xây dựng và thực hiện hương ước ở địa phương.

Trên đây là Kế hoạch triển khai xây dựng hương ước các thôn trên địa bàn xã Trệu Thành. Đề nghị Uỷ ban MTTQvà các đoàn thể cấp xã phối hợp thực hiện, yêu cầu các đơn vị thôn, các bộ phận chuyên môn UBND xã nghiêm túc triển khai đảm bảo kế hoạch đề ra./.

Nơi nhận:

- Phòng VH - TT; Phòng TP(Để b/c)

- TT Đảng uỷ, HĐND xã; (Để b/c)

- UBMTTQ xã và các ban ngành đoàn thể liên quan;

-  10 thôn;

- L­ưu VP;

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

 

 

              

                    Lê Văn Hoàng    

 

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

              

                    Trần Thị Nhung