Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
155719

Triệu Thành triển khai kế hoạch

Ngày 09/05/2023 08:25:04

Kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân 2023

PHƯƠNG ÁN

SẢN XUẤT VỤ CHIÊM  XUÂN 2022-2023

 

 

Phần thứ nhất:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN 2021 - 2022

 1. Kết quả thực hiện về diện tích, năng suất, sản lượng

a) Cây lúa:

- Toàn xã gieo cấy được 177ha, đạt 100% kế hoạch. Được cơ cấu 2 trà:

+ Trà xuân chính: 27 ha, chiếm 15,2% diện tích.

+ Trà xuân muộn: 150 ha, chiếm 84,8% diện tích.

Diện tích gieo cấy là 177ha, trong đó diện tích lúa lai và lúa chất lượng cao đạt 75%, năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha, sản lượng thóc là 1.062 tấn.

Trong đó: 

+ Diện tích lúa lai đạt 130 ha, chiếm 73,4% tổng diện tích. Được gieo cấy bằng các giống có năng suất, chất lượng khá như: Thái xuyên 111, Nhị ưu 838, Nam Dương 99, Phú ưu 978…

+ Diện tích lúa thuần đạt 47ha, chủ yếu là các loại giống: Bắc thịnh, Khang dân đột biến, Thiên ưu 8, TBR225, Bắc thơm số 7…

b) Cây màu: 25ha, đạt 100% kế hoạch. Trong đó:

- Cây ngô: 17 ha, năng suất bình quân đạt 39tạ/ha, sản lượng khoảng 66,3 tấn.

- Cây lạc: 2 ha, năng suất bình quân đạt 40tạ/ha, sản lượng 8 tấn.

- Cây khoai lang: 2 ha, năng suất bình quân đạt 65tạ/ha, sản lượng 13 tấn.

- Rau màu các loại: 4 ha

c, Cây hằng năm khác: 74,42 ha

2. Đánh giá kết quả sản xuất

2.1. Kết quả đạt được

- Với sự chỉ đạo tập trung, hiệu quả của xã và sự cố gắng, tích cực tham gia sản xuất của người dân sản xuất vụ Xuân 2021 - 2022, đã góp phần đạt được kết quả thắng lợi về diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế đối với tất cả các loại cây trồng.

- Hầu hết các loại cây trồng đều sinh trưởng và phát triển tốt, giống chống chịu với sâu bệnh đã hạn chế việc sử dụng các loại thuốc BVTV trên đồng ruộng, góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, cho năng suất cao và tương đối đồng đều giữa các xứ đồng. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng tiếp tục chuyển đổi theo hướng tích cực. Thời vụ tương đối đảm bảo, phần lớn diện tích lúa trổ kết thúc trước 05/5 và thu hoạch trước 10/6 trong khung thời vụ tốt nhất. Chủ yếu gieo cấy trà xuân muộn, được bố trí bằng các giống có năng suất cao và chất lượng khá.

- Việc điều tiết nước từ các hồ đập trên địa bàn xã tương đối hợp lý nên không để xảy ra tình trạng thiếu nước.

- Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa tiếp tục được đẩy mạnh: như áp dụng cơ giới từ khâu làm đất, sử dụng mạ khay, gặt bằng máy,…

- Các đối tượng sâu bệnh đã xuất hiện gây hại mạnh, có thời điểm bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn phát sinh gây hại mạnh nhưng do công tác chỉ đạo phòng trừ kịp thời nên không ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vụ Chiêm xuân.

2.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số mặt hạn chế, tồn tại đó là:

- Tình trạng cấy nhiều giống trên cùng xứ đồng, kết quả làm giao thông thủy lợi nội đồng đạt thấp dẫn đến khó khăn trong công tác chăm sóc phòng trừ sâu bệnh.

- Sự chỉ đạo, điều hành phát triển sản xuất của một số thôn có lúc còn chủ quan, lơ là, chưa quyết liệt. Đặc biệt là công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh, chưa chủ động, kịp thời quyết liệt, việc hướng dẫn cho nhân dân sử dụng thuốc BVTV, phòng trừ sâu bệnh có lúc, có nơi chưa kịp thời.

- Vẫn cò số ít hộ dân không chấp hành lịch thời vụ, tùy tiện gieo cấy sớm trước lịch thời vụ.

Phần thứ hai:

Phương án sẢn xuẤt vỤ CHIÊM Xuân 2022-2023

 

I. Một số thuận lợi, khó khăn

1. Thuận lợi

- Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã. Sự tham gia của MTTQ và các ngành đoàn thể cùng với các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp là động lực cho nông dân và doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất.

- Các cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là các công trình thủy lợi như: Hồ đập đã được quan tâm đầu tư xây dựng mới và tu bổ nâng cấp; các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh tiếp tục được ứng dụng trên địa bàn; cơ giới hóa trong sản xuất đang ngày một áp dụng rộng rãi, có chiều hướng phát triển tích cực, phục vụ sản xuất có hiệu quả.

- Có sơ sở mạ khay, phần lớn nhân dân đã chấp hành đúng lịch gieo cấy và bố trí giống cây trồng mùa vụ.

- Kết quả và kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành sản xuất của Đảng ủy, BCĐ sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây là bài học cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thời vụ gieo trồng, quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong sản xuất vụ Chiêm xuân năm 2022-2023.

2. Khó khăn

Giao thông thủy lợi nội đồng, bờ vùng bờ thửa phục vụ cơ giới hóa đồng bộ chưa được quan tâm đúng mức; công tác chuyển đổi đất lúa diện tích nhỏ lẻ, manh mún, tùy tiện đào ao, chuyển đổi chưa đúng quy hoạch; quy hoạch đất tập trung, tích tụ đất chưa được hinh thành cánh đồng mẫu lớn.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan tiếp tục gây khó khăn lớn cho sản xuất vụ Chiêm xuân năm 2022-2023

Vụ Xuân 2023 dự báo sản xuất sẽ diễn ra trong điều kiện thười tiết có nhiều diễn biến phức tạp. Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm, thời điểm rét đậm, rét hại có thể trùng với thời gian ra mạ, gieo cấy nên sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, cũng như tiềm ẩn nguy cơ bị thiệt hại do thời tiết gây ra.

Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng ENSO có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái LaNina từ nay đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 50-60%, khả năng LaNina kéo dài sang đầu năm 2023 là khoảng 20-30% và có khả năng gây ra rét đậm rét hại trong vụ Xuân.

Sâu bệnh hại có diễn biến phức tạp, đa dạng.

Trong những năm gần đây, giá cả vật tư nông nghiệp ở mức cao, nhất là phân bón, thuốc BVTV trong khi giá cả nông sản vẫn bấp bênh.... Hầu hết diện tích sản xuất các loại cây trồng vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún. Thiếu hụt lao động trẻ khỏe, có trình độ do đã chuyển dịch sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

II. Mục tiêu sản xuất vụ Xuân 2023

Tập trung lựa chọn, mở rộng một số giống có năng suất cao, chất lượng khá chỉ đạo các biện pháp canh tác phù hợp để nâng cao năng suất sản lượng cây trồng.

* Mục tiêu cụ thể:

Diện tích gieo trồng đạt 177ha; sản lượng thóc đạt 1.000 tấn trở lên, trong đó mục tiêu sản xuất một số cây chính.

a. Cây lúa: Diện tích gieo cấy 177ha gồm các trà.

- Xuân chính: 30ha, năng suất đạt 60-65tạ/ha

- Xuân muộn: 147ha năng suất đạt 60-65tạ/ha.

b. Cây màu: Diện tích 25ha trong đó:

- Cây Ngô: 17ha năng suất 40tạ/ha chủ yếu là trồng trên diện tích đất đồi, bãi và một số diện tích chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả.

- Rau màu các loại 8ha.

C. Cây hàng năm khác 74,42ha.

III. Một số giải pháp cụ thể

1. Tập trung chỉ đạo đảm bảo cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống và thời vụ sản xuất

a. Đối với cây lúa:

- Mở rộng diện tích sản xuất trà Xuân muộn trên 80% để né tránh thời tiết rét đậm, rét hại đầu vụ.

- Gieo cấy trên 75% diện tích vụ chiêm xuân bằng các giống lúa lai năng suất cao, chất lượng gạo khá; 25% tổng diện tích bằng các giống lúa thuần năng suất khá, chất lượng gạo ngon.

* Về thời vụ:

Yêu cầu của việc bố trí lịch thời vụ cho lúa trỗ an toàn là: tránh rét muộn và gió Tây Nam sớm, tránh lụt Tiểu mãn ở vùng thấp khi lúa chín. Trên cơ sở đó, tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống để bố trí thời vụ phù hợp, lúa trỗ tập trung trong khoảng từ ngày 25/4/-05/5/2023.

Như vậy, trà lúa Xuân muộn cần gieo mạ giữa tháng 01/2023; thời gian cấy lúa chủ yếu trong tiết Lập Xuân (Lập Xuân vào ngày 04/02/2023) cụ thể:

+ Trà lúa Xuân chính: sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng 135-150 ngày. Thời vụ gieo mạ từ 10/01- 15/01/2023, cấy khi mạ đạt từ 4,0 -4,5 lá gồm các giống sau: Xi23, X21.

+ Trà lúa Xuân muộn: sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 135 ngày. Thời vụ gieo mạ từ 15/01- 25/01/2023, cấy khi mạ đạt từ 3,0-4,0 lá; gồm các nhóm giống chính như sau:

Nhóm giống lúa lai năng suất cao, chất lượng trung bình: sử dụng giống: Thái xuyên 111, Nam Dương 99, Nhị ưu 838.

Nhóm giống lúa thuần chất lượng: sử dụng giống Bắc Thịnh, Thiên ưu 8, Khang dân đột biến.

b. Đối với các loại cây màu: Đối với các loại cây trồng như: ngô, khoai lang, đậu, lạc, rau mà các loại,… cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ đã hướng dẫn, tranh thủ đất có độ ẩm tiến hành gieo trồng sớm để tránh gió tây nam khô nóng.

- Ngô dùng các loại giống: CP333, CP888, B265, PSC747…

- Rau màu các loại trồng nhiều cây có giá trị hàng hóa và gia trị kinh tế cao.

2. Các biện pháp kỹ thuật khác

* Làm đất:

- Đối với diện tích đất lúa: Trừ diện tích đất đã sản xuất vụ Đông, 100% diện tích đất còn lại phải được cày lật ải đối với chân đất vàn, vàn cao và làm dầm đối với chân đất sâu, trũng; sử dụng vôi bột để bón sau cày ải, làm dầm, đồng thời vệ sinh đồng ruộng hạn chế nguồn dịch hại và độc hại khi cấy lúa mới.

- Đối với cây hàng năm: Đất có điều kiện cơ giới hóa phải thực hiện cơ giới hóa toàn bộ khâu làm đất, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.

* Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đến hộ nông dân.

- Tiếp tục mở rộng diện tích các loại giống mới đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức ở nhiều đơn vị với các chân đất khác nhau.

- Đẩy mạnh ứng dụng các TBKT về gióng, công nghệ mới vào sản xuất; áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến nhất để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong đó tập trung mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao, áp dụng kỹ thuật bón phân viên nén cho các loại cây trồng,…

- Đẩy mạnh áp dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất ở các khâu làm đất, gieo trồng, thu hoạch bằng các loại máy như: máy làm đất, máy cấy, máy gặt đập liên hợp, máy sấy sắn, lúa, …; mở rộng mô hình sản xuất mạ khay và diện tích cấy bằng máy.

* Về thủy lợi:

- Tiếp tục tổ chức ra quân làm thủy lợi mùa khô năm 2022 đối với những thôn chưa thực hiện: tập trung ra quân làm thủy lợi mùa khô, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy; kiểm tra, tu sửa hệ thống kênh tưới, quản lý tốt nguồn nước tại 3 hồ chứa (hồ Ao Lốc, Liên hồ Ngọc Vành Bình Định, Đông Tôm) phát huy hệ thống tưới hiện có, tiết kiệm nước tưới để đảm bảo cho toàn bộ diện tích lúa, màu với mọi tình huống xấu do thời tiết gây ra.

- Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của điều kiện thời tiết, khí hậu chuẩn bị tốt phương án chống hạn vụ xuân 2023.

* Về bảo vệ thực vật: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, thực hiện tốt cong tác dự tính, dự báo, hướng dẫn nhân dân phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả và an toàn, không để sâu bệnh phát sinh thành dịch gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

* Thực hiện cung ứng đầy đủ giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV.

- Tiếp tục thực hiện chỉ đạo tăng cường quản lý, điều hành cung ứng giống cây trồng năm 2023.

- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống, phân bón, vật tư nông nghiệp cần cung ứng đủ giống, phân bón, thuốc BVTV cho nông dân đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại, kịp thời vụ, giá cả hợp lý. Đặc biệt đối với giống lúa yêu cầu các doanh nghiệp chỉ cung ứng các loại giống trong cơ cấu giống của huyện và xã.

* Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư hành hóa nông nghiệp và cac hoạt động dịch vụ sản xuất: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về  giám sát chặt chẽ việc cung ứng các loại giống, phân bón, thuốc BVTV và địa bàn xã;

3. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách của Tỉnh, Trung ương, sử dụng ngân sách đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán đúng quy định. Cụ thể các chính sách sau: Triển khai thực hiện theo Quyết định 4145/QĐ-UBND ngày 10/10/2019 của UBND tỉnh bộ tiêu chí về sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao; Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 08/01/2020 của UBND tỉnh Thanh Hoá về ban hành Quy định các biện pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 192/2019/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; Nghị quyết 185/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Nghị quyết 142/NQ-HĐND ngày 03/8/ 2022 của HĐND huyện về phê duyệt Đề án “xây dựng xã, thị trấn ATTP, ATTP nâng cao trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025” (hỗ trợ xây dựng mã vùng trồng).

III. Tổ chức thực hiện

1. Tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân toàn xã

- Quán triệt tư tưởng chỉ đạo sản xuất vụ xuân 2023 là tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản lượng cây trồng. nhận thức đầy đủ khó khăn, thuận lợi cũng như lợi thế của địa phương, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với thị trường tiêu thụ để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

2. Đối với các thôn

Từ Phương án, kế hoạch chung của xã, các thôn xây dựng phương án sản xuất của từng thôn cho phù hợp; tập trung chỉ đạo để hoàn thành mục tiêu, phương án của sản xuất vụ chiêm xuân 2022-2023.

- Trên cơ sở cơ cấu giống chủ lực của xã, mỗi thôn, mỗi cánh đồng xác định cơ cấu 1-2 giống chủ lực của thôn; chỉ đạo, tuyên truyền nhân dân mua giống ở những điểm phân phối tin cậy, có bảo hành.

3. HTX DV Nông nghiệp

Định hướng các thôn nguồn cung ứng giống, vật tư đảm bảo chất lượng, đúng cơ cấu; Liên kết với doanh nghiệp mua vật tư theo phương thức trả chậm; xây dựng lịch điều tiết nước cho các thôn làm đất, gieo cấy và chăm sóc lúa; Quan tâm điều chỉnh sửa chữa nâng cấp cống tưới, tiêu, nạo vét kênh mương nội đồng;

Tham mưu cho UBND xã, BCĐ sản xuất của xã tích cực ban hành văn bản và hướng dẫn nhân dân gieo cấy, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả.

4. Công tác khuyến nông

- Tăng cường công tác thăm đồng phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh, dịch hại; hướng dẫn nhân dân chăm sóc, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại.

- Phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Tổ chức cung ứng chuyển giao các giống lúa, ngô chất lượng cao, cây màu có giá trị như, cà chua, dưa chuột, bí xanh, ...

5. Về thuỷ lợi

Cần theo dõi diễn biến thời tiết, chuẩn bị tốt các phương án chống hạn, chống lũ. Thường xuyên nạo vét kênh mương khơi thông dòng chảy, kiểm tra hệ thống tưới tiêu, quản lý tốt các nguồn nước (chủ yếu là các nguồn nước hồ, đập), các hệ thống tưới tiêu hiệu quả tiết kiệm nước, đảm bảo nước tưới cho diện tích lúa và màu.

6. Đề nghị các đồng chí cán bộ chỉ đạo được Đảng ủy phân công, thành viên BCĐ SX tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các thôn triển khai công tác sản xuất vụ chiêm xuân 2022-2023 tại các thôn giành thắng lợi.

7. Đề nghị các ngành liên quan và các tổ chức xã hội, Đài truyền thanh xã: Tổ chức tuyên truyền về chủ trương, giải pháp sản xuất. Thường xuyên nắm bắt tình hình kịp thời về kết quả sản xuất. vận động và tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất vụ chiêm xuân 2022-2023 giành thắng lợi cả về diện tích, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển nông nghiệp năm 2023./.

Đề nghị các cấp uỷ chi bộ, các thôn, các ban ngành đoàn thể, theo chức năng nhiệm vụ được giao, tuyên truyền vận động nhân dân, tổ chức thực hiện có hiệu qủa, mục tiêu đã đề ra./.

Tin bai; CC NN Lê Thị Hiền

 

                   

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH

SẢN XUẤT VỤ XUÂN NĂM 2022-2023

 

    (Kèm theo phương án số:         /PA-UBND ngày       /     /2022 của UBND xã)

TT

Đơn vị thôn

Tổng DT gieo cấy(ha)

 

Chia theo các trà

Lúa Lai

Xuân chính (ha)

Xuân muộn (ha)

1.      

Thu phong

20,6

2

18,6

10

2.      

 Thu Vi

17,83

2

15,83

12

3.      

Cát Lợi

17,12

 

17,12

16

4.      

Trị Bình

19,68

2

17,68

16

5.      

 Bình Định

12,42

5

7,42

6

6.      

 Châu Thành

11,25

4

7,25

6

7.      

 Bình Phương

23,02

8

15,02

12

8.      

Sơn Hương

16,33

 

16,33

14

9.      

 Minh Thành

16,22

7

9,22

6

10.        

 Sơn Trung

22,53

 

22,53

12

Cộng

177

30

147

110

 

 

 

 

 

                                                                                               


UBND XÃ TRIỆU THÀNH

 
 

 


HƯỚNG DẪN LỊCH THỜI VỤ

GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2022-2023

(Kèm theo phương án số:         /PA-UBND ngày       /     /2022 của UBND xã)

 

         

Trà lúa

Giống chủ lực

Thời gian sinh trưởng(ngày)

Ngày gieo

Tuổi mạ  (lá)

Ngày trỗ

Chân đất

Xuân chính vụ

Xi 23, X21

135-150

10-15/01

4,0-4,5

25/4-30/4

Sâu- Vàn sâu

Trà Xuân muộn

Thái xuyên 111, Nhị ưu 838, C ưu đa hệ số 1, Nam Dương 99, Hương ưu 98

Dưới 135

15-25/01

 

3,0-4,0

25/4-05/5

Vàn, vàn sâu chủ động nước

Lúa thuần chất lượng: Bắc thịnh, Thiên ưu 8, Khang dân đột biến

Dưới 135

3,0-4,0

Vàn chủ động nước

Ngô lấy hạt

 

CP888, B265

125-135

10-15/02

 

 

15-20/6

Chuyên màu, sườn đồi thấp

Đất lúa chuyển đổi

CP999, CP3Q, SSC131, VS36, BO6, NK66, LVN885...

105-120

Lạc

L08, L14, L18, L23, L24, TB25

125-135

25/1-10/02

 

 

Trồng thuần, trồng xen ngô, mía trên đất chuyên màu, đất sườn đồi thấp

Cây rau màu

Dưa chuột, bí xanh, mướp đắng, cà chua, rau rền, mồng tơi, mướp canh, rau ngót…

60 - 90 

20/2- 10/3/2022

Gieo hạt

trực tiếp

 

Đất lúa chuyển đổi; Đất bãi, đất màu

Cây thức ăn gia súc

Nhóm cây ngô lai đơn VS71, PSC 747…

100-115

10-25/02

Gieo hạt trực tiếp

Trước 20/6

Đất lúa vàn cao khó tưới, đất đồi thấp, bãi

Nhóm cỏ voi, cỏ bụi sả, cỏ cao lương…

Trồng 1 lần lưu gốc 3-5 năm

Trồng từ tháng 2/2022

Gieo hạt trực tiếp

Trước 20/6

 

 

 

  

Triệu Thành triển khai kế hoạch

Đăng lúc: 09/05/2023 08:25:04 (GMT+7)

Kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân 2023

PHƯƠNG ÁN

SẢN XUẤT VỤ CHIÊM  XUÂN 2022-2023

 

 

Phần thứ nhất:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN 2021 - 2022

 1. Kết quả thực hiện về diện tích, năng suất, sản lượng

a) Cây lúa:

- Toàn xã gieo cấy được 177ha, đạt 100% kế hoạch. Được cơ cấu 2 trà:

+ Trà xuân chính: 27 ha, chiếm 15,2% diện tích.

+ Trà xuân muộn: 150 ha, chiếm 84,8% diện tích.

Diện tích gieo cấy là 177ha, trong đó diện tích lúa lai và lúa chất lượng cao đạt 75%, năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha, sản lượng thóc là 1.062 tấn.

Trong đó: 

+ Diện tích lúa lai đạt 130 ha, chiếm 73,4% tổng diện tích. Được gieo cấy bằng các giống có năng suất, chất lượng khá như: Thái xuyên 111, Nhị ưu 838, Nam Dương 99, Phú ưu 978…

+ Diện tích lúa thuần đạt 47ha, chủ yếu là các loại giống: Bắc thịnh, Khang dân đột biến, Thiên ưu 8, TBR225, Bắc thơm số 7…

b) Cây màu: 25ha, đạt 100% kế hoạch. Trong đó:

- Cây ngô: 17 ha, năng suất bình quân đạt 39tạ/ha, sản lượng khoảng 66,3 tấn.

- Cây lạc: 2 ha, năng suất bình quân đạt 40tạ/ha, sản lượng 8 tấn.

- Cây khoai lang: 2 ha, năng suất bình quân đạt 65tạ/ha, sản lượng 13 tấn.

- Rau màu các loại: 4 ha

c, Cây hằng năm khác: 74,42 ha

2. Đánh giá kết quả sản xuất

2.1. Kết quả đạt được

- Với sự chỉ đạo tập trung, hiệu quả của xã và sự cố gắng, tích cực tham gia sản xuất của người dân sản xuất vụ Xuân 2021 - 2022, đã góp phần đạt được kết quả thắng lợi về diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế đối với tất cả các loại cây trồng.

- Hầu hết các loại cây trồng đều sinh trưởng và phát triển tốt, giống chống chịu với sâu bệnh đã hạn chế việc sử dụng các loại thuốc BVTV trên đồng ruộng, góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, cho năng suất cao và tương đối đồng đều giữa các xứ đồng. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng tiếp tục chuyển đổi theo hướng tích cực. Thời vụ tương đối đảm bảo, phần lớn diện tích lúa trổ kết thúc trước 05/5 và thu hoạch trước 10/6 trong khung thời vụ tốt nhất. Chủ yếu gieo cấy trà xuân muộn, được bố trí bằng các giống có năng suất cao và chất lượng khá.

- Việc điều tiết nước từ các hồ đập trên địa bàn xã tương đối hợp lý nên không để xảy ra tình trạng thiếu nước.

- Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa tiếp tục được đẩy mạnh: như áp dụng cơ giới từ khâu làm đất, sử dụng mạ khay, gặt bằng máy,…

- Các đối tượng sâu bệnh đã xuất hiện gây hại mạnh, có thời điểm bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn phát sinh gây hại mạnh nhưng do công tác chỉ đạo phòng trừ kịp thời nên không ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vụ Chiêm xuân.

2.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số mặt hạn chế, tồn tại đó là:

- Tình trạng cấy nhiều giống trên cùng xứ đồng, kết quả làm giao thông thủy lợi nội đồng đạt thấp dẫn đến khó khăn trong công tác chăm sóc phòng trừ sâu bệnh.

- Sự chỉ đạo, điều hành phát triển sản xuất của một số thôn có lúc còn chủ quan, lơ là, chưa quyết liệt. Đặc biệt là công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh, chưa chủ động, kịp thời quyết liệt, việc hướng dẫn cho nhân dân sử dụng thuốc BVTV, phòng trừ sâu bệnh có lúc, có nơi chưa kịp thời.

- Vẫn cò số ít hộ dân không chấp hành lịch thời vụ, tùy tiện gieo cấy sớm trước lịch thời vụ.

Phần thứ hai:

Phương án sẢn xuẤt vỤ CHIÊM Xuân 2022-2023

 

I. Một số thuận lợi, khó khăn

1. Thuận lợi

- Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã. Sự tham gia của MTTQ và các ngành đoàn thể cùng với các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp là động lực cho nông dân và doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất.

- Các cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là các công trình thủy lợi như: Hồ đập đã được quan tâm đầu tư xây dựng mới và tu bổ nâng cấp; các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh tiếp tục được ứng dụng trên địa bàn; cơ giới hóa trong sản xuất đang ngày một áp dụng rộng rãi, có chiều hướng phát triển tích cực, phục vụ sản xuất có hiệu quả.

- Có sơ sở mạ khay, phần lớn nhân dân đã chấp hành đúng lịch gieo cấy và bố trí giống cây trồng mùa vụ.

- Kết quả và kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành sản xuất của Đảng ủy, BCĐ sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây là bài học cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thời vụ gieo trồng, quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong sản xuất vụ Chiêm xuân năm 2022-2023.

2. Khó khăn

Giao thông thủy lợi nội đồng, bờ vùng bờ thửa phục vụ cơ giới hóa đồng bộ chưa được quan tâm đúng mức; công tác chuyển đổi đất lúa diện tích nhỏ lẻ, manh mún, tùy tiện đào ao, chuyển đổi chưa đúng quy hoạch; quy hoạch đất tập trung, tích tụ đất chưa được hinh thành cánh đồng mẫu lớn.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan tiếp tục gây khó khăn lớn cho sản xuất vụ Chiêm xuân năm 2022-2023

Vụ Xuân 2023 dự báo sản xuất sẽ diễn ra trong điều kiện thười tiết có nhiều diễn biến phức tạp. Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm, thời điểm rét đậm, rét hại có thể trùng với thời gian ra mạ, gieo cấy nên sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, cũng như tiềm ẩn nguy cơ bị thiệt hại do thời tiết gây ra.

Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng ENSO có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái LaNina từ nay đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 50-60%, khả năng LaNina kéo dài sang đầu năm 2023 là khoảng 20-30% và có khả năng gây ra rét đậm rét hại trong vụ Xuân.

Sâu bệnh hại có diễn biến phức tạp, đa dạng.

Trong những năm gần đây, giá cả vật tư nông nghiệp ở mức cao, nhất là phân bón, thuốc BVTV trong khi giá cả nông sản vẫn bấp bênh.... Hầu hết diện tích sản xuất các loại cây trồng vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún. Thiếu hụt lao động trẻ khỏe, có trình độ do đã chuyển dịch sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

II. Mục tiêu sản xuất vụ Xuân 2023

Tập trung lựa chọn, mở rộng một số giống có năng suất cao, chất lượng khá chỉ đạo các biện pháp canh tác phù hợp để nâng cao năng suất sản lượng cây trồng.

* Mục tiêu cụ thể:

Diện tích gieo trồng đạt 177ha; sản lượng thóc đạt 1.000 tấn trở lên, trong đó mục tiêu sản xuất một số cây chính.

a. Cây lúa: Diện tích gieo cấy 177ha gồm các trà.

- Xuân chính: 30ha, năng suất đạt 60-65tạ/ha

- Xuân muộn: 147ha năng suất đạt 60-65tạ/ha.

b. Cây màu: Diện tích 25ha trong đó:

- Cây Ngô: 17ha năng suất 40tạ/ha chủ yếu là trồng trên diện tích đất đồi, bãi và một số diện tích chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả.

- Rau màu các loại 8ha.

C. Cây hàng năm khác 74,42ha.

III. Một số giải pháp cụ thể

1. Tập trung chỉ đạo đảm bảo cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống và thời vụ sản xuất

a. Đối với cây lúa:

- Mở rộng diện tích sản xuất trà Xuân muộn trên 80% để né tránh thời tiết rét đậm, rét hại đầu vụ.

- Gieo cấy trên 75% diện tích vụ chiêm xuân bằng các giống lúa lai năng suất cao, chất lượng gạo khá; 25% tổng diện tích bằng các giống lúa thuần năng suất khá, chất lượng gạo ngon.

* Về thời vụ:

Yêu cầu của việc bố trí lịch thời vụ cho lúa trỗ an toàn là: tránh rét muộn và gió Tây Nam sớm, tránh lụt Tiểu mãn ở vùng thấp khi lúa chín. Trên cơ sở đó, tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống để bố trí thời vụ phù hợp, lúa trỗ tập trung trong khoảng từ ngày 25/4/-05/5/2023.

Như vậy, trà lúa Xuân muộn cần gieo mạ giữa tháng 01/2023; thời gian cấy lúa chủ yếu trong tiết Lập Xuân (Lập Xuân vào ngày 04/02/2023) cụ thể:

+ Trà lúa Xuân chính: sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng 135-150 ngày. Thời vụ gieo mạ từ 10/01- 15/01/2023, cấy khi mạ đạt từ 4,0 -4,5 lá gồm các giống sau: Xi23, X21.

+ Trà lúa Xuân muộn: sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 135 ngày. Thời vụ gieo mạ từ 15/01- 25/01/2023, cấy khi mạ đạt từ 3,0-4,0 lá; gồm các nhóm giống chính như sau:

Nhóm giống lúa lai năng suất cao, chất lượng trung bình: sử dụng giống: Thái xuyên 111, Nam Dương 99, Nhị ưu 838.

Nhóm giống lúa thuần chất lượng: sử dụng giống Bắc Thịnh, Thiên ưu 8, Khang dân đột biến.

b. Đối với các loại cây màu: Đối với các loại cây trồng như: ngô, khoai lang, đậu, lạc, rau mà các loại,… cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ đã hướng dẫn, tranh thủ đất có độ ẩm tiến hành gieo trồng sớm để tránh gió tây nam khô nóng.

- Ngô dùng các loại giống: CP333, CP888, B265, PSC747…

- Rau màu các loại trồng nhiều cây có giá trị hàng hóa và gia trị kinh tế cao.

2. Các biện pháp kỹ thuật khác

* Làm đất:

- Đối với diện tích đất lúa: Trừ diện tích đất đã sản xuất vụ Đông, 100% diện tích đất còn lại phải được cày lật ải đối với chân đất vàn, vàn cao và làm dầm đối với chân đất sâu, trũng; sử dụng vôi bột để bón sau cày ải, làm dầm, đồng thời vệ sinh đồng ruộng hạn chế nguồn dịch hại và độc hại khi cấy lúa mới.

- Đối với cây hàng năm: Đất có điều kiện cơ giới hóa phải thực hiện cơ giới hóa toàn bộ khâu làm đất, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.

* Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đến hộ nông dân.

- Tiếp tục mở rộng diện tích các loại giống mới đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức ở nhiều đơn vị với các chân đất khác nhau.

- Đẩy mạnh ứng dụng các TBKT về gióng, công nghệ mới vào sản xuất; áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến nhất để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong đó tập trung mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao, áp dụng kỹ thuật bón phân viên nén cho các loại cây trồng,…

- Đẩy mạnh áp dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất ở các khâu làm đất, gieo trồng, thu hoạch bằng các loại máy như: máy làm đất, máy cấy, máy gặt đập liên hợp, máy sấy sắn, lúa, …; mở rộng mô hình sản xuất mạ khay và diện tích cấy bằng máy.

* Về thủy lợi:

- Tiếp tục tổ chức ra quân làm thủy lợi mùa khô năm 2022 đối với những thôn chưa thực hiện: tập trung ra quân làm thủy lợi mùa khô, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy; kiểm tra, tu sửa hệ thống kênh tưới, quản lý tốt nguồn nước tại 3 hồ chứa (hồ Ao Lốc, Liên hồ Ngọc Vành Bình Định, Đông Tôm) phát huy hệ thống tưới hiện có, tiết kiệm nước tưới để đảm bảo cho toàn bộ diện tích lúa, màu với mọi tình huống xấu do thời tiết gây ra.

- Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của điều kiện thời tiết, khí hậu chuẩn bị tốt phương án chống hạn vụ xuân 2023.

* Về bảo vệ thực vật: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, thực hiện tốt cong tác dự tính, dự báo, hướng dẫn nhân dân phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả và an toàn, không để sâu bệnh phát sinh thành dịch gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

* Thực hiện cung ứng đầy đủ giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV.

- Tiếp tục thực hiện chỉ đạo tăng cường quản lý, điều hành cung ứng giống cây trồng năm 2023.

- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống, phân bón, vật tư nông nghiệp cần cung ứng đủ giống, phân bón, thuốc BVTV cho nông dân đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại, kịp thời vụ, giá cả hợp lý. Đặc biệt đối với giống lúa yêu cầu các doanh nghiệp chỉ cung ứng các loại giống trong cơ cấu giống của huyện và xã.

* Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư hành hóa nông nghiệp và cac hoạt động dịch vụ sản xuất: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về  giám sát chặt chẽ việc cung ứng các loại giống, phân bón, thuốc BVTV và địa bàn xã;

3. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách của Tỉnh, Trung ương, sử dụng ngân sách đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán đúng quy định. Cụ thể các chính sách sau: Triển khai thực hiện theo Quyết định 4145/QĐ-UBND ngày 10/10/2019 của UBND tỉnh bộ tiêu chí về sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao; Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 08/01/2020 của UBND tỉnh Thanh Hoá về ban hành Quy định các biện pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 192/2019/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; Nghị quyết 185/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Nghị quyết 142/NQ-HĐND ngày 03/8/ 2022 của HĐND huyện về phê duyệt Đề án “xây dựng xã, thị trấn ATTP, ATTP nâng cao trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025” (hỗ trợ xây dựng mã vùng trồng).

III. Tổ chức thực hiện

1. Tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân toàn xã

- Quán triệt tư tưởng chỉ đạo sản xuất vụ xuân 2023 là tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản lượng cây trồng. nhận thức đầy đủ khó khăn, thuận lợi cũng như lợi thế của địa phương, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với thị trường tiêu thụ để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

2. Đối với các thôn

Từ Phương án, kế hoạch chung của xã, các thôn xây dựng phương án sản xuất của từng thôn cho phù hợp; tập trung chỉ đạo để hoàn thành mục tiêu, phương án của sản xuất vụ chiêm xuân 2022-2023.

- Trên cơ sở cơ cấu giống chủ lực của xã, mỗi thôn, mỗi cánh đồng xác định cơ cấu 1-2 giống chủ lực của thôn; chỉ đạo, tuyên truyền nhân dân mua giống ở những điểm phân phối tin cậy, có bảo hành.

3. HTX DV Nông nghiệp

Định hướng các thôn nguồn cung ứng giống, vật tư đảm bảo chất lượng, đúng cơ cấu; Liên kết với doanh nghiệp mua vật tư theo phương thức trả chậm; xây dựng lịch điều tiết nước cho các thôn làm đất, gieo cấy và chăm sóc lúa; Quan tâm điều chỉnh sửa chữa nâng cấp cống tưới, tiêu, nạo vét kênh mương nội đồng;

Tham mưu cho UBND xã, BCĐ sản xuất của xã tích cực ban hành văn bản và hướng dẫn nhân dân gieo cấy, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả.

4. Công tác khuyến nông

- Tăng cường công tác thăm đồng phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh, dịch hại; hướng dẫn nhân dân chăm sóc, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại.

- Phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Tổ chức cung ứng chuyển giao các giống lúa, ngô chất lượng cao, cây màu có giá trị như, cà chua, dưa chuột, bí xanh, ...

5. Về thuỷ lợi

Cần theo dõi diễn biến thời tiết, chuẩn bị tốt các phương án chống hạn, chống lũ. Thường xuyên nạo vét kênh mương khơi thông dòng chảy, kiểm tra hệ thống tưới tiêu, quản lý tốt các nguồn nước (chủ yếu là các nguồn nước hồ, đập), các hệ thống tưới tiêu hiệu quả tiết kiệm nước, đảm bảo nước tưới cho diện tích lúa và màu.

6. Đề nghị các đồng chí cán bộ chỉ đạo được Đảng ủy phân công, thành viên BCĐ SX tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các thôn triển khai công tác sản xuất vụ chiêm xuân 2022-2023 tại các thôn giành thắng lợi.

7. Đề nghị các ngành liên quan và các tổ chức xã hội, Đài truyền thanh xã: Tổ chức tuyên truyền về chủ trương, giải pháp sản xuất. Thường xuyên nắm bắt tình hình kịp thời về kết quả sản xuất. vận động và tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất vụ chiêm xuân 2022-2023 giành thắng lợi cả về diện tích, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển nông nghiệp năm 2023./.

Đề nghị các cấp uỷ chi bộ, các thôn, các ban ngành đoàn thể, theo chức năng nhiệm vụ được giao, tuyên truyền vận động nhân dân, tổ chức thực hiện có hiệu qủa, mục tiêu đã đề ra./.

Tin bai; CC NN Lê Thị Hiền

 

                   

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH

SẢN XUẤT VỤ XUÂN NĂM 2022-2023

 

    (Kèm theo phương án số:         /PA-UBND ngày       /     /2022 của UBND xã)

TT

Đơn vị thôn

Tổng DT gieo cấy(ha)

 

Chia theo các trà

Lúa Lai

Xuân chính (ha)

Xuân muộn (ha)

1.      

Thu phong

20,6

2

18,6

10

2.      

 Thu Vi

17,83

2

15,83

12

3.      

Cát Lợi

17,12

 

17,12

16

4.      

Trị Bình

19,68

2

17,68

16

5.      

 Bình Định

12,42

5

7,42

6

6.      

 Châu Thành

11,25

4

7,25

6

7.      

 Bình Phương

23,02

8

15,02

12

8.      

Sơn Hương

16,33

 

16,33

14

9.      

 Minh Thành

16,22

7

9,22

6

10.        

 Sơn Trung

22,53

 

22,53

12

Cộng

177

30

147

110

 

 

 

 

 

                                                                                               


UBND XÃ TRIỆU THÀNH

 
 

 


HƯỚNG DẪN LỊCH THỜI VỤ

GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2022-2023

(Kèm theo phương án số:         /PA-UBND ngày       /     /2022 của UBND xã)

 

         

Trà lúa

Giống chủ lực

Thời gian sinh trưởng(ngày)

Ngày gieo

Tuổi mạ  (lá)

Ngày trỗ

Chân đất

Xuân chính vụ

Xi 23, X21

135-150

10-15/01

4,0-4,5

25/4-30/4

Sâu- Vàn sâu

Trà Xuân muộn

Thái xuyên 111, Nhị ưu 838, C ưu đa hệ số 1, Nam Dương 99, Hương ưu 98

Dưới 135

15-25/01

 

3,0-4,0

25/4-05/5

Vàn, vàn sâu chủ động nước

Lúa thuần chất lượng: Bắc thịnh, Thiên ưu 8, Khang dân đột biến

Dưới 135

3,0-4,0

Vàn chủ động nước

Ngô lấy hạt

 

CP888, B265

125-135

10-15/02

 

 

15-20/6

Chuyên màu, sườn đồi thấp

Đất lúa chuyển đổi

CP999, CP3Q, SSC131, VS36, BO6, NK66, LVN885...

105-120

Lạc

L08, L14, L18, L23, L24, TB25

125-135

25/1-10/02

 

 

Trồng thuần, trồng xen ngô, mía trên đất chuyên màu, đất sườn đồi thấp

Cây rau màu

Dưa chuột, bí xanh, mướp đắng, cà chua, rau rền, mồng tơi, mướp canh, rau ngót…

60 - 90 

20/2- 10/3/2022

Gieo hạt

trực tiếp

 

Đất lúa chuyển đổi; Đất bãi, đất màu

Cây thức ăn gia súc

Nhóm cây ngô lai đơn VS71, PSC 747…

100-115

10-25/02

Gieo hạt trực tiếp

Trước 20/6

Đất lúa vàn cao khó tưới, đất đồi thấp, bãi

Nhóm cỏ voi, cỏ bụi sả, cỏ cao lương…

Trồng 1 lần lưu gốc 3-5 năm

Trồng từ tháng 2/2022

Gieo hạt trực tiếp

Trước 20/6

 

 

 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)