Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
155719

BÀI TUYÊN TRUYỀN Ngộ độc thực phẩm mùa hè

Ngày 09/05/2024 00:00:00

Mùa hè, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và đẩy nhanh quá trình biến tính thực phẩm, từ đó, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

 Kính thưa : Nhân dân và cán bộ xã Triệu thành

 

Mùa hè, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và đẩy nhanh quá trình biến tính thực phẩm, từ đó, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

Nguy cơ gây ngộ độc có thể đến từ việc các nhà hàng, quán ăn sử dụng nguyên liệu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không rõ nguồn gốc. Người chế biến thức ăn thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn đường phố nếu không có tủ kính che đậy cẩn thận thì khả năng nhiễm bụi, côn trùng truyền bệnh là điều khó tránh khỏi.

Trong mùa hè, thực phẩm, nhất là loại có nhiều đạm (nguồn gốc động vật: thịt, thủy hải sản, sữa, trứng...) nếu không được bảo quản và chế biến đúng cách sẽ có nguy cơ gây ngộ độc rất cao do nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật (vi khuẩn, nấm) phát triển. Nhiệt độ cao cũng làm thực phẩm bị phân hủy nhanh hơn. Các quá trình này đều sinh ra các độc tố với lượng rất lớn. Nhiều độc tố có khả năng chịu nhiệt cao nên nấu chín cũng không có tác dụng và vẫn có khả năng gây bệnh.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, nên thực hiện “ăn chín, uống sôi”.

10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn

1. Chọn thực phẩm an toàn.

2. Nấu kỹ thức ăn.

3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.

4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín.

5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.

6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín.

7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ.

8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.

9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác.

10. Sử dụng nguồn nước sạch.

Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm

1. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho Trạm Y tế xã đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

2. Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

3. Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

 

                                                                               Ngày   tháng  4  năm 2024

Duyệt phát UBND xã                                                               Người viết bài

 

 

 

 

 

     Lê Văn Tuấn                                                                      Bs: Lê Anh Tuấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN Ngộ độc thực phẩm mùa hè

Đăng lúc: 09/05/2024 00:00:00 (GMT+7)

Mùa hè, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và đẩy nhanh quá trình biến tính thực phẩm, từ đó, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

 Kính thưa : Nhân dân và cán bộ xã Triệu thành

 

Mùa hè, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và đẩy nhanh quá trình biến tính thực phẩm, từ đó, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

Nguy cơ gây ngộ độc có thể đến từ việc các nhà hàng, quán ăn sử dụng nguyên liệu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không rõ nguồn gốc. Người chế biến thức ăn thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn đường phố nếu không có tủ kính che đậy cẩn thận thì khả năng nhiễm bụi, côn trùng truyền bệnh là điều khó tránh khỏi.

Trong mùa hè, thực phẩm, nhất là loại có nhiều đạm (nguồn gốc động vật: thịt, thủy hải sản, sữa, trứng...) nếu không được bảo quản và chế biến đúng cách sẽ có nguy cơ gây ngộ độc rất cao do nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật (vi khuẩn, nấm) phát triển. Nhiệt độ cao cũng làm thực phẩm bị phân hủy nhanh hơn. Các quá trình này đều sinh ra các độc tố với lượng rất lớn. Nhiều độc tố có khả năng chịu nhiệt cao nên nấu chín cũng không có tác dụng và vẫn có khả năng gây bệnh.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, nên thực hiện “ăn chín, uống sôi”.

10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn

1. Chọn thực phẩm an toàn.

2. Nấu kỹ thức ăn.

3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.

4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín.

5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.

6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín.

7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ.

8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.

9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác.

10. Sử dụng nguồn nước sạch.

Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm

1. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho Trạm Y tế xã đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

2. Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

3. Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

 

                                                                               Ngày   tháng  4  năm 2024

Duyệt phát UBND xã                                                               Người viết bài

 

 

 

 

 

     Lê Văn Tuấn                                                                      Bs: Lê Anh Tuấn