1.Điều kiện tự nhiên
a.Vị trí địa lý Xã Triệu Thành là xã thuộc vùng dân tộc và miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Triệu Sơn. Về vị trí địa lý của xã phía đông giáp xã Xuân Du của huyện Như Thanh, phía tây giáp xã Cán Khê của huyện Như Thanh, phía nam giáp xã Phượng Nghi của huyện Như Thanh, phía bắc giáp xã Hợp Thành, Hợp Tiến của huyện Triệu Sơn.
b. Khí hậu, thủy văn, sông ngòi Địa bàn xã Triệu Thành có hệ thống hồ đập dự trữ nước tưới cho cây trồng với 7 hồ đập tất cả, trong đó 03 hồ đập lớn (hồ Đồng Bể, hồ Ao Lốc, liên hồ Ngọc Vành, Bình Định)
c.Tài nguyên thiên nhiên, Đất đai, thổ nhưỡng Là một xã vùng trung du miền núi đất đai chủ yếu là đất đồi thấp bạc màu chỉ thích hợp trồng các loại cây trồng như cây keo, luồng, cây mía. Với tổng diện tích đất tự nhiên: 1125,06 ha, trong đó: - Diện tích đất phi nông nghiệp: 574,41 ha, chiếm 51.06 % so với DT đất tự nhiên - DT đất chưa sử dụng: 3,54 ha, chiếm 0.31 % so với DT đất tự nhiên - Diện tích đất nông nghiệp: 547,11 ha, chiếm 48.63 % so với DT đất tự nhiên - Diện tích đất rừng 206,85 ha chiếm 18,3%, trong đó đất rừng sản xuất 206,85, đất rừng phòng hộ 0 ha. Đất đai tại địa phương đã và đang trong quá trình quy hoạch, đưa vào sử dụng đúng mục đích, hợp lý nhằm khai thác hiệu quả tối đa theo hướng phát triển bền vững..
2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Sau khi thực hiện chủ trương sáp nhập thôn hiện nay xã có 10 thôn: thôn Thu Phong, thôn Thu Vi, thôn Cát Lợi, thôn Trị Bình, thôn Bình Định, thôn Châu Thành, thôn Bình Phương, thôn Sơn Hương, thôn Minh Thành, thôn Sơn Trung.
Theo số liệu 6 tháng đầu năm 2019 toàn xã có 1647 hộ với 6344 nhân khẩu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1.06%. Xã Triệu Thành có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Thái, Mường, phong tục tập quán của người dân địa phương theo hương ước của làng, trình độ dân trí và việc áp dụng khoa học kỹ thuật được cải thiện và cơ giới hóa đồng ruộng nhằm tăng thêm thu nhập cho nhân dân.
Cơ cấu chuyển dịch từ ngành nghề nông lâm thủy sản sang ngành công nghiệp, dịch vụ đang được địa phương chú trọng đầu tư. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông lâm thủy sản chiếm 38%,; Công nghiệp – xây dựng chiếm 27%; Dịch vụ chiếm 35%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 22 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 5 – 8%, số hộ nghèo năm 2019: 402 hộ, chiếm 24,41%, giảm 8,5% so với năm 2018. Hộ cận nghèo 285 hộ chiếm 17,3%, giảm 1.5% so với năm 2018. Đời sống nhân dân ổn định, an sinh xã hội được chú trọng, giữ vững tạo được sự tin tưởng của nhân dân.
Đến năm 2022, cán bộ và nhân dân xã Triệu Thành quyết tâm về đích Nông thôn mới.
a.Vị trí địa lý Xã Triệu Thành là xã thuộc vùng dân tộc và miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Triệu Sơn. Về vị trí địa lý của xã phía đông giáp xã Xuân Du của huyện Như Thanh, phía tây giáp xã Cán Khê của huyện Như Thanh, phía nam giáp xã Phượng Nghi của huyện Như Thanh, phía bắc giáp xã Hợp Thành, Hợp Tiến của huyện Triệu Sơn.
b. Khí hậu, thủy văn, sông ngòi Địa bàn xã Triệu Thành có hệ thống hồ đập dự trữ nước tưới cho cây trồng với 7 hồ đập tất cả, trong đó 03 hồ đập lớn (hồ Đồng Bể, hồ Ao Lốc, liên hồ Ngọc Vành, Bình Định)
c.Tài nguyên thiên nhiên, Đất đai, thổ nhưỡng Là một xã vùng trung du miền núi đất đai chủ yếu là đất đồi thấp bạc màu chỉ thích hợp trồng các loại cây trồng như cây keo, luồng, cây mía. Với tổng diện tích đất tự nhiên: 1125,06 ha, trong đó: - Diện tích đất phi nông nghiệp: 574,41 ha, chiếm 51.06 % so với DT đất tự nhiên - DT đất chưa sử dụng: 3,54 ha, chiếm 0.31 % so với DT đất tự nhiên - Diện tích đất nông nghiệp: 547,11 ha, chiếm 48.63 % so với DT đất tự nhiên - Diện tích đất rừng 206,85 ha chiếm 18,3%, trong đó đất rừng sản xuất 206,85, đất rừng phòng hộ 0 ha. Đất đai tại địa phương đã và đang trong quá trình quy hoạch, đưa vào sử dụng đúng mục đích, hợp lý nhằm khai thác hiệu quả tối đa theo hướng phát triển bền vững..
2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Sau khi thực hiện chủ trương sáp nhập thôn hiện nay xã có 10 thôn: thôn Thu Phong, thôn Thu Vi, thôn Cát Lợi, thôn Trị Bình, thôn Bình Định, thôn Châu Thành, thôn Bình Phương, thôn Sơn Hương, thôn Minh Thành, thôn Sơn Trung.
Theo số liệu 6 tháng đầu năm 2019 toàn xã có 1647 hộ với 6344 nhân khẩu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1.06%. Xã Triệu Thành có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Thái, Mường, phong tục tập quán của người dân địa phương theo hương ước của làng, trình độ dân trí và việc áp dụng khoa học kỹ thuật được cải thiện và cơ giới hóa đồng ruộng nhằm tăng thêm thu nhập cho nhân dân.
Cơ cấu chuyển dịch từ ngành nghề nông lâm thủy sản sang ngành công nghiệp, dịch vụ đang được địa phương chú trọng đầu tư. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông lâm thủy sản chiếm 38%,; Công nghiệp – xây dựng chiếm 27%; Dịch vụ chiếm 35%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 22 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 5 – 8%, số hộ nghèo năm 2019: 402 hộ, chiếm 24,41%, giảm 8,5% so với năm 2018. Hộ cận nghèo 285 hộ chiếm 17,3%, giảm 1.5% so với năm 2018. Đời sống nhân dân ổn định, an sinh xã hội được chú trọng, giữ vững tạo được sự tin tưởng của nhân dân.
Đến năm 2022, cán bộ và nhân dân xã Triệu Thành quyết tâm về đích Nông thôn mới.